Trung Quốc

CUNG ĐIỆN POTALA


Cung điện Potala (phiên âm theo tiếng Sankrit chữ “Phổ đà la” nghĩa là cung điện của Bồ Tát), là nơi ở và làm việc ngày xưa của các vị Phật của người Tây Tạng: Đạt Lai Lạt Ma (DaLai Lama). Đứng ở bất kỳ phương hướng nào ngoài vài kilomet đều có thể nhìn thấy cung Potala. Nó cao đến 13 tầng lầu,cao hơn thành phố Lhasa tới 9 mét, giống như một vách đá lớn, tường màu trắng, với từng dãy cửa sổ và mái nhà cao thấp khác nhau. Potala được xây dựng trên núi Mabuge (Núi Đỏ), có độ cao hơn thành phố Lhasa tới 91 m.



Cung điện Potala được xây dựng vào thế kỷ thứ 7, đánh dấu cuộc hôn nhân chính trị gắn kết hai dân tộc Hán – Tạng giữa quốc vương Srongtsangampo và Văn Thành (Wei Cheng) Công chúa nhà Đường (con gái của vua Đường Thái Tông). Tuy nhiên cung điện đã bị phá hủy hầu hết vào thời Trung Cổ và cho đến thế kỷ 17 mới được Đại Lai Lạt Ma đời thứ 5 xây dựng lại. Potala chạy dọc theo đỉnh một dãy núi thấp nhìn xuống thành phố Lhasa ở hướng Nam, cũng là một bộ phận của khu đất có hướng bao hình chữ nhật nằm ở chân núi. Phần trung tâm của khu đất có 2 thành phần chính: Bạch cung ở phía Đông và Hồng cung ở phía Tây. Cả Bạch lẫn Hồng cung sau cùng là sự phát triển thiết kế tu viện Ấn Độ cổ đại. Phòng họp ở tầng 1 hình chữ nhật được bao quanh bằng những phòng nhìn vào bên trong, bên trên chồng thêm từ 2 tầng hay nhiều hơn với các phòng nhỏ khác, chứa một dải đất bằng tạo bậc phía trong, lộ thiên, làm hành lang phía trên phòng lớn. Các khoảng không gian bên trong hầu hết là nhà nguyện, phòng tu viện, căn hộ sinh hoạt của các đức Đạt Lai Lạt Ma hay am hài cốt của họ.

>>> Tham khảo thêm về Du Lịch Trung Quốc


Vật liệu xây dựng cung điện chủ yếu là đất, đá và gỗ. Lúc đó chưa có phương tiện di chuyển, tất cả vật liệu này đều phải dùng dê và sức người chở đến. Tòa nhà lớn có hơn 1.000 gian phòng, hơn 10.000 Phật điện và 20.000 tượng điêu khắc. Đạt Lai ở trong gian phòng gần vùng nóc, ngăn cách với dân chúng. Trên mái bằng cung điện, các Đạt Ma thổi kèn dài 4 m để cầu nguyện.

Potala rất hòanh tráng về mặt của cải, di sản, lịch sử ... nhưng nay tuyệt nhiên thấy không có một tu sỹ người Tạng sống ở đó và người Tạng đi hành lễ cũng chỉ trước cửa hay vòng quanh Potala phía ngoài mà thôi, dường như các lễ nghi tôn giáo đã chuyển sang các tu viện khác. Potala nay có thể xem như cái tủ kính bày chiến lợi phẩm của người Hán trong công cuộc thôn tính Tibet trước đây bởi trước cửa cung điện Potala có một quảng trường lớn mà tại nơi này người Hán đã dựng lên một cái kỳ đài ngạo nghễ và một đài tưởng niệm hoành tráng để kỷ niệm "công cuộc giải phóng Tibet", hai công trình này giống như trông giống như là "yểm long mạch" của Potala và cả xứ Tibet vậy ...

Cung điện Potala.

Chữ Potala là dịch âm của chữ Phổ Đà La, ý tức là cung điện nơi ngự của Bồ tát. Tòa cung điện này được kiến trúc mạn phía tây thành phố Lhasa, dựa vào núi mà xây dựng, tổng cộng có 13 tầng, có độ cao cách mặt biển là 3756.5 mét. Độ cao tương đối với mặt đất là 115.7 mét, chiều dài theo hướng đông tây hơn 360 mét và chiều rộng theo hướng nam bắc hơn 300 mét. Diện tích khoảng 130.000 mét vuông, trong đó có Phật đường, kinh đường, linh tháp điện, tập kinh thất dựa theo cách tính toán của kiến trúc Tây Tạng thì nơi đây có tổng cộng hơn 15.000 gian phòng. Toàn bộ kiến trúc đều dựa vào kết cấu của đá và cây. Tường của cung điện dày từ 1 mét trở lên, có chổ dày đến 5 mét, dùng những hòn đá to để khảm vào. Trên những vách của điện đường to lớn đều có các bích họa với những màu sắc rực rỡ, nghệ thuật phong phú nhiều chủng loại. Trong điện được thiết kế có tất cả hơn mấy trăm ngàn các tượng Phật to nhỏ, đều được đúc và tạo bằng các chủng loại: vàng, bạc, đồng, ngọc, cây đàn hương với những phong cách tạo hình rất sinh động. Năm 1988 chánh phủ Trung Quốc đã đầu tư một khoảng kinh phí 6 triệu Mỹ kim để trùng tu lại cung điện Potala. Lần trung tu này vẫn giữ đúng theo quy tắc kiến trúc thời xưa, những chỗ bị hư hại cùng những nơi trọng điểm đều được bảo quản, tu sửa, không cải biến nguyên trạng.

Cung điện Potala được vua Tây Tạng là Tsongsen Khampo xây dựng vào thế kỷ thứ 7 Tây lịch (619-650), đã có hơn 1300 lịch sử. Những năm đầu nhà Đường, vua Đường Thái Tông cùng Tsongsen Khampo giao hảo hôn nhân, năm 641 Văn Thành Công chúa được gả về Tây Tạng, Tsongsen Khampo mới riêng kiến thiết cung điện này để công chúa ở, đây chính là thời kỳ rất sớm của cung điện Potala. Tsongsen Khampo khi xây dựng cung Potala thì cung điện này đến nay không còn. Đó là vào thời kỳ Tán Phổ (vua Tây Tạng) Xích tùng đức tán (754-799) gặp sét đánh bắt lửa dẫn đến hỏa tai thiêu rụi. Thế kỷ thứ 9 Tây lịch, do nước Tây Tạng phân chia, những gì còn lại của cung Potala đều bị chiến tranh loạn lạc hủy hoại. Những di vật may mắn tránh khỏi các kiếp nạn này trên truyền thuyết đó là hai pho tượng Văn Thành công chúa và Tsongsen Khampo cùng điện Quan Âm. Từ đời đức Dalai Lama thứ 5 (1617-1682), trung tâm chánh trị của Tây Tạng được đặt tại Shigatse, thành phố lớn thứ nhì Tây Tạng và là nơi cư ngụ của Panchen Lama, vì cung điện Potala vẫn chưa được khôi phục lại. Năm 1652, đức Dalai Lama đời thứ 5 đến Bắc Kinh triều kiến vua Thuận Trị đời nhà Thanh và sau khi ngài trở về Tây Tạng thì bắt đầu xây dựng lại cung điện Potala.

Căn cứ vào sử liệu kiến trúc cung điện Potala còn ghi chép lại, khi đức Dalai Lama đời thứ 5 trùng tu cung điện Potala thì từ các địa phương như: Sơn Nam, Lâm nghệ.v.v.. đều phái đến rất nhiều sai dịch, mỗi ngày có hơn 7000 người lao động trên công trường kiến thiết này. Như thế sự trung tu trải qua hơn nửa thế kỷ mới cơ bản được hoàn thành. Sau đó trải qua các đời Dalai Lama, cung điện Potala tiếp tục có sự phát triển rộng ra và quy mô như ngày nay. Đến đời vua Khanh Hy, nhà Thanh, việc xây dựng cung Potala còn được sự ủng hộ đặc biệt của hoàng đế. Nhà vua đã phái hơn 100 nhân công giỏi nhất đến phụ sức và đến nay những kiến trúc này vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn, từ phong cách đến hình thức, rất đặc sắc của văn hóa Phật giáo Tây Tạng.

Từ ngoài nhìn vào cung Potala được phân biệt rõ ràng qua hai phân khu lớn; chính giữa là Hồng cung và nơi đây là các loại giảng đường, điện linh tháp của các đời Dalai Lama; còn hai bên là Bạch cung là nơi sinh hoạt của Dalai Lama và các hoạt động chính trị đương thời. Từ đức Dalai Lama đời thứ 5 đến Dalai Lama đời 14 thì cung Poatala đều được dùng làm trung tâm quyền lực thống trị của chánh quyền.

Đến đời đức Dalai Lama thứ 7 (1728-1757) lại cho xây dựng vườn Ngọc Norbulingka làm cung điện mùa hè, từ đó cung Potala trở thành cung điện mùa đông. Từ thế kỷ thứ 7 đến nay trước sau có tất cả 9 vị vua Tây Tạng và 10 đời Dalai Lama cư ngụ nơi đây. Cung điện Potala là một tòa cổ thành kiến trúc rất hùng vĩ và hoàn chỉnh nhất ở Tây Tạng. Bên trong gồm có:

Tư Tây Bình Thác điện.

Ở lầu hai dọc theo hàn lang và các vách tường có tổng cộng tất cả 698 bức bích họa. Theo trong tự truyện của đức Dalai Lama đời thứ 5 chép rằng, bích họa của cung điện Potala được bắt đầu vào năm 1648, khởi sự bằng việc tập trung hết tất cả các danh họa đương thời trong toàn quốc về Lhasa để thực hiện các công trình sơn họa trong cung Potala. Tất cả gồm có 63 danh họa và công việc kéo dài đến hơn 10 năm mới hoàn thành. Các bích họa nơi đây rất sinh động, màu sắc rực rỡ, nghệ thuật vẽ các hình tượng Phật và Bồ tát phong phú đa dạng, có phong cách đặc biệt của Tây Tạng. Trong những bức họa này có những bức cao 5,6 mét và dài vài mươi mét, mấy trăm bức liên tiếp không dứt, khí thế bàng bạc, cảnh tượng muôn ngàn.

Linh Tháp điện.

Trong cung Potala tổng cộng còn bảo tồn 8 tòa linh tháp của Dalai Lama (tức là di hài của các Dalai Lama đời thứ 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13). Dalai Lama đời thứ 6 mất ở bên ngoài nên chưa tạo tháp, Dalai Lama đời thứ nhất thì linh tháp bằng bạc, hiện để trong tu viện Tashilhunpo ở Shigatse. Còn những tháp bằng bạc của các đức Dalai Lama đời thứ 2, 3, 4 thì đều để trong tu viện Drepung ở Lhasa.

Trong bảy tòa linh tháp ở cung Potala thì có một tòa linh tháp của ngài Dalai Lama thứ 13 là riêng một cung trong điện này. Trong 7 tòa linh tháp này thì tòa linh tháp của đức Dalai Lama đời thứ 5 là lớn nhất, cao 14.85 mét. Linh tháp này được kiến tạo năm 1691, bên ngoài phủ vàng, bên trong bằng bạc, tốn tất cả là 3721 kg vàng ròng. Các hoa văn, đồ án trên tháp này đều dùng toàn bằng kim cương, trân châu, thạch anh, mã não, pha lê, san hô.v.v. Các loại bảo thạch hơn 18.677 viên mà cẩn thành. Căn cứ theo sử liệu ghi chép lại thì di thể của đức Dalai Lama đời thứ 5, y đắp cà sa, mặt quay về hướng nam, được đặt trên một sập ở bên trong tháp, thế ngồi kiết già. Trong tháp còn có rất nhiều văn vật khác, trong có một hạt Xá lợi Phật và xương ngón tay cái của Phật Thích Ca. Giới điệp của ngài Tsongkapa (vị tổ khai sáng dòng Hoàng mão), một lá sắc lệnh của ngài Tsongsen Khampo và một xâu chuỗi của đức Phật. Còn có một bức tượng Phật Thích ca được chính tay Văn Thành công chúa dệt thành. Trong các tháp này còn có rất nhiều di vật của các vị cao tăng nhiều đời và rất nhiều kinh viết trên lá bối cùng các trân bảo được chôn cất theo.

Căn cứ vào niềm tin và phong tục của người dân Tây Tạng thì các ngài Dalai Lama, Panchen đều được xem là những vị Phật sống, Bồ tát hóa thân nên các vị này sau khi viên tịch, di thể của các ngài được ướp bằng các chất liệu thơm (giống như phương pháp ướp xác Ai Cập) và đặt vào trong tháp và gọi là Linh tháp táng. Còn các vị đại Lama và thủ lãnh của các bộ lạc, quý tộc khác thì sau khi chết xác được thiêu, thường dân thì khi chết chỉ được thiên táng hoặc thủy táng. Xung quanh điện Linh tháp của đức Dalai Lama đời thứ 5 còn có các Phật đường phối điện, trong đó chứa các vật trân báu, điêu khắc tinh xảo cùng các bản chép tay của Đại tạng kinh trong nhiều chủng loại: y dược, lịch sử, văn học, danh nhân truyện ký, phạm văn văn pháp, các bản sao tả và các bản in ấn. Ngoài những thứ này còn có kinh thư của 3 loại văn tự: Hán, Mãn Mông cổ. Những thứ kinh sách cổ tịch này số lượng không dưới hơn 20.000 quyển.

Linh đường đức Dalai lama thứ 13 (1876-1933).

Là nơi an trí linh tháp của ngài, được xây dựng năm 1933. Tòa Linh tháp này cũng được làm bằng bạc, bên ngoài thép vàng đến hơn 600 kg vàng y. Trên các mặt tháp đều có khảm và chạm bằng các loại châu ngọc quý: San hô, hổ phách, mã não, kim cương, giá trị của tháp này rất lớn. Tháp cao 14 mét, đẹp đẽ, mười phần tráng lệ. Trong điện này có ngôi tháp bằng ngọc trai cao nữa mét, tất cả dùng hơn 200.000 hạt trân châu, hơn 4000 các loại bảo thạch khác xâu vào mà làm thành. Xung quanh bốn phía linh tháp đức Dalai Lama có chép lại sự tích một đời của ngài cùng bích họa về việc năm 1908, ngài đi Bắc Kinh để gặp vua Quang Tự nhà Thanh cùng Từ Hy Thái Hậu…

Lên cao, cung điện uy nghi lộng lẫy hòa lẫn với mầu xanh của bầu trời tạo thành bức tranh đầy mầu sắc. Cung điện Potala được xây trên đỉnh núi Hồng Sơn, cao 13 tầng. Lâu đài chiếm diện tích khoảng 130.000 m2 với 1.500 gian phòng, chứa hơn 10.000 Phật điện, 20.000 tượng điêu khắc lăng mộ của 8 vị Lạt Ma cùng rất nhiều bức tranh quý. Toàn bộ lâu đài đều làm bằng đá và gỗ. Trên nóc lâu đài có 8 tháp Vàng biểu tượng cho mỗi Lạt Ma, có tháp phải dùng đến 9 vạn lượng vàng.

Cung Potala có thể nói là một thế giới của các bức bích hoạ. Trong các cung điện và trên các hành lang đều có treo rất nhiều bích hoạ, khiến cho các cung điện và hành lang này càng trang hoàng lộng lẫy hơn. Các bức bích hoạ trong cung Potala đều được vẽ từ năm 1684, đó là công sức trong vòng hơn mười năm của 63 vị hoạ sĩ người Tây Tạng.

Potala đúng là một pháo đài kiên cố, đường đi quanh co không ai nhớ nổi. Trong ánh sáng mờ ảo chúng tôi như lạc vào cõi thần tiên của giớ Phật. Trong các góc hành lang, các nhân viên an ninh giám sát chặt chẽ các khách du lịch. Cũng đúng thôi, toàn bộ lâu đài được xây bằng gỗ, chứa hiện vật vô giá, chỉ 1 vô ý của du khách cúng có thể thiêu trụi tài sản này.

Lộ trình khám phá cung điện Potala cho mọi du khách: xuất phát từ cửa vào phía Đông bên phải, leo các bậc đá đi lên, du khách sẽ đến được Bạch Cung. Sau khi thăm hết Bạch Cung sẽ theo đường liên thông (trên nóc toà nhà có màu vàng nằm giữa 2 cung) để đi sang mái của Hồng Cung. Thăm Hồng Cung từ tầng cao nhất xuống dưới rồi ra ở cửa sau Hồng Cung, từ đó men theo con đường kora phía Tây để đi ra khỏi Potala. Chú ý: vọng gác và khu điện Namgyal Dratsang không mở cửa cho khách thăm quan; từ cửa vào Bạch Cung cho đến lúc ra cửa sau của Hồng Cung du khách sẽ không được chụp ảnh; các phòng điện nhạy cảm của Potala đều đóng cửa; trong mỗi khu điện thờ mở cửa và ở các hành lang đều gắn camera theo dõi chặt chẽ!

Trước đây phía ngoài Potala cung là hồ nước lớn, giờ đã bị lấp đi, xây thành quảng trường lớn. Con đường mới đang được trồng tỉa lại, chạy trước mặt cung điện:

Ở cổng này có bàn kiểm tra hộ chiếu khách du lịch, nếu bạn mang hộ chiếu Việt Nam thì thủ tục kiểm tra nhanh chóng đến bất ngờ sau đó là khu vực máy scan an ninh – mọi thứ chất lỏng dạng chai lọ cỡ vừa và lớn cùng với đồ dao kéo, đồ bắt cháy … đều phải bỏ lại. Sau cửa này du khách mới thực sự đặt chân vào quần thể cung Potala, hình ảnh chánh Tây của cung – khu vực này không mở cửa cho khách vào thăm:

Từ đây ngước nhìn lên, cung Potala cao vời vợi … chỉ vài trăm bậc đá nữa là tới được cửa vào Bạch Cung; mới nghe tưởng dễ dàng nhưng có leo từng bậc Potala mới thấy cái khắc nghiệt của thời tiết Lhasa; trong điều kiện không khí loãng bằng 68% mức thông thường, ở độ cao hơn 3600m, du khách ai cũng thở khò khè trong gió khan và nắng cháy, lại không được quên chụp ảnh xung quanh

HÌNH ẢNH VỀ POTALA

Cung điện Potala, trái tim của Tây Tạng, ngoài vẽ đẹp hùng vĩ bên trong nó chứa đựng những giá trị văn hóa lẫn tâm linh quý giá. Xin giới thiệu chùm ảnh chụp lại cuốn sách "The Potala" (Cuốn sách này không bán ở bất cứ đâu ngoài khu vực cung Potala!) để biết rõ thêm những báu vật mà ngay cả khi tham quan trực tiếp cũng không thể thấy được.

Bên trái là cổng tiền sảnh Bạch Cung, bên phải là cổng tiền sảnh Hồng Cung

Hành lang nội cung sơn son thiếp vàng

Trong cung điện Potala còn lưu giữ những Mandala (đàn tràng) bằng đồng được đúc vô cùng tinh xảo cách đây hàng trăm năm. Bức ảnh dưới là một Mandala (đàn tràng) được điêu khắc trên 170 bức tượng

Cổng lớn ở tiền sảnh Bạch Cung trang trí gỗ mun đỏ thắm buộc vải ngũ sắc, phía trên cánh cổng khổng lồ là phù điêu 7 con sư tử trắng với dòng chữ: Cánh cổng dẫn đến sự phồn vinh (The gate of storing prosperity). Nếu được vào cửa chính Hồng Cung, du khách sẽ gặp cổng lớn khác cũng bằng gỗ đỏ nhưng buộc lụa trắng, phía trên là dòng chữ: Con đường dẫn đến sự giác ngộ tâm thức hoàn toàn (The path to perfect spiritual enlightenment). Tuy nhiên cổng chính Hồng Cung thì hiếm ai được ngắm, lý do vì lộ trình đi thăm Potala xuất phát từ Bạch Cung rồi đi thông vào Hồng Cung từ trên nóc, đến lúc xuống thì ra bằng cửa hậu nên không qua cửa chính. Thông tin vừa nêu được người viết tham khảo từ sách The Potala do Unesco xuất bản.

Trên cánh cổng là phù điêu 7 con sư tử màu trắng với dòng ch: Cánh cổng dẫn đến sự phồn vinh

Trên những vách tường của các căn phòng đều có các bích họa với những màu sắc rực rỡ. Trong ảnh là căn phòng các đời Dat Lai Lat Ma sinh sống

Ngọn tháp của vị Dalai Lama thứ 5: So với ngọn tháp của Dalai Lama thứ 13, ngọn tháp của vị Dalai Lama thứ 5 chiếm ưu thế về số lượng vàng ước tính có tới hơn 119 ngàn lượng vàng được dát lên. Trên thân tháp còn có 18 ngàn viên đá quý, nổi bật nhất là con voi với phần đầu được làm từ trân châu, phản chiếu ánh sáng rực rỡ. Là vị Dalai Lama vĩ đại của lịch sử Tây Tạng, nên trong tháp ngoài di hài của ngài, còn có xá lợi từ ngón tay của Phật Thích Ca Mâu Ni và xá lợi từ răng của Tông-khách-ba, người sáng lập tông phái Cách-lỗ.

Hồng Cung là nơi mang tính chất tôn giáo, nơi đây lưu giữ vô số những báo vật, phải kể đến đó là gian điện phật vàng, nơi được nhiều người ví như báu vật vô giá, lưu giữ hơn 3700 tượng phập và tượng tháp. Những bức tượng đều được làm bằng vàng. Nhiều tác phẩm đến từ Ấn Độ, Nepal cũng có một số làm ở Tây Tạng.

Con đường này đẹp tuyệt vời! hàng trăm chiếc kinh luân màu đồng óng ả in nổi câu kinh Om Mani Padme Hum xếp dọc theo tường, chốc chốc lại có người đi tra dầu bôi trơn cho từng chiếc, những đoàn người Tạng vừa đi vừa đẩy kinh luân xoay theo chiều kim đồng hồ giữa cái nắng trưa oi ả. Ở đây, người viết gặp nhiều người Tạng hơn cả, khác với bên trong cung điện Potala đa phần là khách thập phương

Hiển thị thêm danh sách tour »

Đăng ký nhận bản tin

Để nhận thông tin khuyến mại mới nhất.