Cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiich khoảng 10 km, một phần thị trấn Tomioka phía đông bắc Nhật Bản 10 năm qua "bất khả xâm phạm". Trong khi đó, lệnh cấm đã được dỡ bỏ ở phần còn lại của thị trấn từ năm 2017. Khu vực cấm đi lại này chiếm khoảng 12% diện tích thị trấn, từng là nơi sinh sống của khoảng 5.333 người (1/3 dân số Tomioka).
Chỉ những người được chính quyền địa phương cấp phép mới có thể tham quan vào ban ngày. Nằm trong vùng cấm, Yonomori từng là trung tâm thương mại với các cửa hàng, nhà ở và chuỗi siêu thị rải rác. Ngoài ra, nơi đây còn có công viên Yonomori được bao quanh bởi những con đường rợp bóng cây anh đào.
Nếu thảm họa hạt nhân không xảy ra, công viên sẽ là nơi người dân thị trấn tụ tập để tổ chức lễ hội hoa anh đào với các hoạt động dã ngoại, dạo bộ... Các quan chức địa phương muốn mở cửa trở lại một phần khu vực cấm vào năm 2023. Đó là những vùng được chỉ định làm điểm khôi phục kinh tế đặc biệt.
Nửa còn lại làm bãi chứa chất thải hạt nhân. Khu vực này đầy những túi đen đựng đất phóng xạ, cành cây và các mảnh vụn ô nhiễm khác được thu thập từ khắp thị trấn. Những chiếc túi cuối cùng sẽ được gửi đến cơ sở lưu trữ chất thải trung hạn ở Futaba và Okuma, 2 thị trấn có nhà máy hạt nhân.
Các con phố dẫn vào một số khu dân cư bị đóng rào chắn và lắp biển báo khu vực cấm.
Các văn phòng làm việc, trường học, nhà hàng, quán ăn... bị bỏ hoang trong khu vực cấm ở thị trấn Tomioka.
Đồng hồ tại một trạm cứu hỏa ở thị trấn Futaba, tỉnh Fukushima, đã hết pin từ lâu.
Một phương tiện tuần tra cộng đồng di chuyển giữa những ngôi nhà hoang ở thị trấn Futaba.
Bộ xích đu nằm giữa sân chơi phủ đầy cỏ dại trong khuôn viên một trường tiểu học ở thị trấn Futaba. Nơi đây ngừng hoạt động từ khi tất cả học sinh phải sơ tán vì lo sợ hạt nhân sau trận động đất năm 2011. Ngôi trường nằm trong danh sách được chỉ định là vùng đất cấm sau thảm họa hạt nhân. Tuy nhiên, một phần ở đây đã chấm dứt lệnh phong tỏa từ tháng 3/2020.
>> xem thêm: Tin tức du lịch
Theo Zing News
Để nhận thông tin khuyến mại mới nhất.