UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang

Kỳ họp lần thứ 27 Hội đồng điều phối quốc tế Chương trình con người và sinh quyển của UNESCO (ICC MAB) diễn ra vừa qua đã công nhận Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang của tỉnh Lâm Đồng là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.


Đây là Khu dự trữ sinh quyển thế giới thứ 9 tại VN, nhưng là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên tại Tây nguyên.
Thạc sĩ Tôn Thất Minh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế rừng nhiệt đới thuộc Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà, thô
ng tin thêm: Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang bao gồm một vùng rừng nguyên sinh rộng lớn với vùng lõi là Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, có diện tích 275.439 ha nằm ở phía bắc tỉnh Lâm Đồng, được đánh giá là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam.Các giá trị đa dạng sinh học nổi bật tại đây rất quan trọng và mang tính toàn cầu.
Các nhà khoa học đã ghi nhận khu vực này có 153 loài động thực vật nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 154 loài có tên trong Danh lục đỏ (IUCN). Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF) cũng đã xác định đây là khu vực ưu tiên bảo tồn số một trong Chương trình bảo tồn các dãy núi chính nam Trường Sơn của Việt Nam.
Ông Đoàn Văn Việt cho biết: “Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới là một vinh dự lớn cho tỉnh Lâm Đồng nói riêng và Việt Nam nói chung”."Bên cạnh đó, việc công nhận cũng đặt ra trách nhiệm bảo tồn gìn giữ các giá trị môi trường cảnh quan, các quần thể động thực vật quý hiếm nhằm duy trì các chức năng của một khu dự trữ sinh quyển mang tầm thế giới" - ông Việt phát biểu.Cũng theo ông Đoàn Văn Việt, tỉnh Lâm Đồng sẽ tăng cường quảng bá Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang đến với du khách trong và ngoài nước để nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách. Mặt khác, sẽ phải tiếp tục nâng cao đời sống của người dân bản địa đang sống trong Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, những người đã và đang góp phần gìn giữ các giá trị tiêu biểu về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên hòa quyện với những nét văn hóa đặc sắc của không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Cây Pơ mu 1.300 tuổi ở khu dự trữ sinh quyển Lang Biang

Từ Lang Biang nhìn về TP.Đà Lạt

Một loại nấm rừng ở khu dự trữ sinh quyển Lang Biang

Người dân tộc bản địa góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa phi vật thể trong Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang

nguồn: thanhnien.com.vn

Đăng ký nhận bản tin

Để nhận thông tin khuyến mại mới nhất.