Nam Mỹ: Hoppin 'John là món ăn truyền thống trong năm mới ở Nam Mỹ. Món ăn này gồm các thành phần chính là cơm, thịt lợn và đậu Hà Lan. Món ăn được cho là mang lại may mắn trong năm mới, có nguồn gốc từ châu Phi và Tây Ấn và do những người nô lệ trước đây đưa đến Mỹ. Công thức của Hoppin 'John chính thức được ghi lại trong cuốn sách "The Carolina Housewife" của Sarah Rutledge, xuất bản năm 1847. Ảnh: Brent Hofacker/Shutterstock.
Tây Ban Nha: Vào đêm giao thừa, người dân Tây Ban Nha tập trung trước tháp đồng hồ ở quảng trường Puerta del Sol ở Madrid hoặc ở nhà xem chương trình được truyền hình trực tiếp từ đây, và khi mỗi tiếng chuông đồng hồ vang lên, họ sẽ ăn một quả nho. Phong tục này bắt đầu từ cuối thế kỷ XX và sau đó đã lan rộng đến nhiều quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha. Ảnh: AFP.
Mexico: Tamales là tên gọi của món ăn làm từ bột ngô có nhân gồm thịt, phô mai và một số nguyên liệu khác, được gói trong lá chuối hoặc vỏ ngô, thường xuất hiện vào mỗi dịp đặc biệt ở Mexico, trong đó có năm mới. Ở nhiều gia đình, những phụ nữ cùng nhau làm hàng trăm gói bánh nhỏ để tặng cho người thân, bạn bè và hàng xóm. Vào ngày đầu năm, Tamales thường được phục vụ cùng với súp menudo và súp hominy. Ảnh: Brent Hofacker/Shutterstock.
Hà Lan: Tại Hà Lan, Oliebollen, thường được bán trên đường phố là món ăn truyền thống vào đêm giao thừa và tại các hội chợ đặc biệt chào mừng năm mới. Oliebollen là những chiếc bánh có nhân nho khô hoặc lý chua, được chiên qua dầu và phủ đường bột. Ảnh: AFP.
Áo: Đêm giao thừa được gọi là Sylvesterabend, đêm của thánh Saint Sylvester. Người Áo thường uống rượu vang đỏ pha với quế và ăn thịt lợn sữa vào bữa tối và trang trí bàn với những con lợn làm từ bánh hạnh nhân, được gọi là marzipanschwein. Ảnh: AFP.
Nhật Bản: Ở Nhật Bản, mọi người thường ăn toshikoshi soba vào đêm giao thừa để chào đón năm mới. Truyền thống này bắt đầu từ thế kỷ XVII và những sợi mì soba dài mang ý nghĩa tượng trưng cho tuổi thọ và sự thịnh vượng. Ngoài ra, trong năm mới, người Nhật còn có một truyền thống khác là mochitsuki, phong tục làm bánh mochi để sử dụng trong những ngày tết. Ảnh: Nishihama/Shutterstock.
Italy: Lễ hội La Festa di San Silvestro mừng năm mới ở Italy thường có món xúc xích nướng ăn kèm đậu lăng, đại diện cho tiền bạc, tài sản, được cho là sẽ đem lại may mắn trong năm mới cho mọi người, và bữa ăn sẽ kết thúc với món bánh chiacchiere. Ảnh: Barbajones/Shutterstock.
Ba Lan và Scandinavia: Vào đêm giao thừa ở Ba Lan và các vùng thuộc Scandinavia, mọi người ăn món cá trích ngâm để mang lại một năm mới thịnh vượng và nhiều tiền bạc. Trong bữa tiệc đặc biệt ngày đầu năm mới, người Ba Lan thường ăn món Sledzie Marynowane, được làm bằng cách xếp cá trích đã được ngâm trong nước một ngày vào lọ với hành, gia vị, đường và giấm trắng. Trong khi đó, người Scandinavia thường ăn cá trích với thịt viên và pate. Ảnh: Gkrphoto/Shutterstock.
Đan Mạch và Na Uy: Kransekage, bánh vòng hoa, là một tháp gồm những chiếc bánh vòng xếp chồng lên nhau, thường được làm trong những nhịp đặc biệt và đêm giao thừa ở Đan Mạch và Na Uy. Bánh được làm từ hạnh nhân, thường có một chai rượu vang ở giữa, và được trang trí đẹp mắt. Ảnh: V. Belov/Shutterstock.
Để nhận thông tin khuyến mại mới nhất.