Malaysia

Con người Malaysia


Dân số Malaysia gồm nhiều nhóm sắc tộc, với nhóm người Malay nắm ưu thế chính trị chiếm phần đông, gần 52% dân số. Theo định nghĩa của hiến pháp, tất cả người Malay đều là tín đồ Hồi giáo. Khoảng 30% dân số là người Malaysia gốc Hoa, nhóm người này từ lâu luôn đóng vai trò quan trọng trong thương mại. Người Malaysia gốc Ấn chiếm khoảng 8% dân số.

Khoảng 90% cộng đồng Ấn Độ là người Tamil nhưng nhiều nhóm khác hiện cũng có mặt, gồm Malayali, Punjabi và Gujaratis. Có nhiều người không Malay được coi là người thổ dân, chủ yếu tại Đông Malaysia. Họ chiếm khoảng 7% dân số. [cần dẫn nguồn]

Những nhóm thổ dân bản xứ không Malay chiếm hơn một nửa dân số bang Sarawak, khoảng 66% dân số bang Sabah, và cũng có mặt trên Bán Đảo tuy với số lượng nhỏ hơn, nơi họ được gọi là Orang Asli. Người bản xứ không Malay được chia thành hàng chục nhóm sắc tộc, nhưng họ cùng có nhiều điểm tương đồng văn hoá.

Các nhóm người Malaysia cũng được gộp vào đây gồm con cháu của người Âu, Trung Đông, Campuchia, Thái và Việt Nam, cùng những người khác. Người Âu và người lai Âu-Á gồm người Anh đã định cư tại Malaysia từ thời thuộc địa và một số người Bồ Đào Nha, và đa số người Trung Đông là người Ả Rập. Một lượng nhỏ người Campuchia và Việt Nam đã định cư tại Malaysia với tư cách người tị nạn chiến tranh. Sự phân bố dân cư không đồng đều, với khoảng 20 triệu người tập trung trên Bán đảo Malay.

Ngày 13 tháng 5 năm 1969 đã xảy ra một cuộc nổi loạn dân sự liên quan tới sắc tộc khi ấy được cho là vì tình trạng bất công bằng kinh tế-xã hội giữa các sắc tộc, dù nếu xem xét kỹ nó có thể có nguyên nhân chính trị do sự xúi giục từ phía cả chính phủ và các đảng đối lập, bởi bạo lực chỉ xảy ra tại các vùng trong và ngoài thủ đô, đại đa số đất nước vẫn ở tình trạng yên ổn. Vụ việc này dẫn tới sự thông qua Chính sách Kinh tế Mới với hai mục tiêu giải quyết sự bất bình đẳng sắc tộc và kinh tế cũng như xóa bỏ tình trạng nghèo đói trong nước.

Vì sự phát triển của những ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều nhân công, Malaysia có 10 tới 20% nhân công nước ngoài nhưng con số này cũng chưa chính xác bởi một số lượng lớn nhân công nước ngoài làm việc bất hợp pháp khác, chủ yếu là người Indonesia; có hàng triệu người lao động nước ngoài bất hợp pháp và có lẽ khoảng một triệu người nước ngoài sinh sống bất hợp pháp khác.

Chỉ riêng bang Sabah có 25% trong số dân 2.7 triệu người được coi là lao động bất hợp pháp trong cuộc điều tra dân số gần đây. Tuy nhiên, cón số 25% chưa bằng một nửa con số do các Tổ chức Phi Chính phủ đưa ra.

Người nước ngoài không có giấy phép sẽ bị phạt tới 10.000 Ringgit Malaysia và ngồi tù hai năm, trong khi người Malaysia sử dụng lao động bất hợp pháp phải đối mặt với án tù một năm và khoản phạt lên tới 50.000 RM cho mỗi lao động bất hợp pháp được thuê mướn, những người thuê từ năm người trở lên có thể bị phạt roi. Phạt roi là hình phạt tiêu chuẩn cho hơn 40 loại tội phạm tại Malaysia, từ lạm dụng tình dụng cho tới sử dụng thuốc phiện. Được thực hiện bởi một cây roi mây to, hình phạt này xé rách da và để lại các vết sẹo.

Khoảng 380.000 người nước ngoài không giấy phép đã rời nước này trong một thời hạn "ân xá" bắt đầu năm 2004 và đã được kéo dài nhiều lần. Trong thời hạn này, người nước ngoài không giấy phép có thể ra đi mà không bị phạt. Ngày 1 tháng 3 năm 2005, khoảng 300.000 cảnh sát và 560.000 Người tình nguyện Nhân dân đã bắt đầu lục tìm những người nước ngoài không giấy phép còn ở lại trong nước trong Chiến dịch Tegas; những người tình nguyện được nhận 100 RM cho mỗi người nước ngoài họ bắt được.

>>> Tham khảo Tour Du Lịch Malaysia - Cẩm Nang Du Lịch Malaysia

Các tin bài khác

Hiển thị thêm danh sách tour »

Đăng ký nhận bản tin

Để nhận thông tin khuyến mại mới nhất.