Hàn Quốc

Những Món Mỳ Lạnh Nổi Tiếng Ngon Ở Xứ Sở Kim Chi


Không giống với các nước Châu Á khác coi cơm là nguồn tinh bột chủ yếu, ẩm thực Hàn Quốc có sự biến đổi đa dạng trong các món tinh bột: cơm, mì, bánh gạo,… Trong đó, mì được coi là niềm tự hào của người Hàn bởi sự đa dạng phong phú lẫn hương vị thơm ngon.

>>> Ăn Gì Chơi Gì Khi Du Lịch Hàn Quốc

Mì lạnh không chỉ đơn giản là món mì được làm lạnh mà còn là tên gọi chung của các món mì được ăn vào mùa hè ở Hàn Quốc. Các dạng mì lạnh có thể mì hoặc miến, xào hoặc ăn kèm nước dùng nhưng có cùng chung đặc biệt là ăn kèm các thức phẩm giải nhiệt thanh mát như giá đỗ, dưa chuột, trứng luộc, rau xanh...

Cùng tìm hiểu về một số món mì lạnh nổi tiếng của xứ sở kim chi.

Naengmyeon


Naengmyeon-mul

Naengmyeon có hai loại là Naengmyeon-mul và Naengmyeon-bibim. Trong đó Naengmyeon-mul được dùng với nước canh lạnh còn Naengmyeon-bibim dùng với nước sốt cay, các nguyên liệu trộn với nhau khá giống với món cơm trộn bibimbap. Naengmyeon-bibim có sợi mì được làm từ khoai tây hoặc tinh bột khoai lang nên thường có vị dai hơn Naengmyeon-mul.Description: Muôn Vẻ Mỳ Lạnh Hàn Quốc - Ảnh 2


Naengmyeon-bibim

Naengmyeon-mul thường được làm từ bột kiều mạch, nguyên liệu gồm củ cải Hàn Quốc, thịt bò hoặc thịt lợn thái lát, dưa chuột, trứng luộc, tùy khẩu vị có thể thêm giấm hoặc mù tạt. Nước canh lạnh trước kia được làm từ gà lôi, sau được thay thế bằng thịt và xương các loài khác.

Chogyeguksu


Chogyeguksu là một biến thể của mì gà lạnh chogyetang truyền thống, sử dụng nguyên liệu chính là thịt gà bỏ mỡ, gia giảm hương vị nhờ giấm và mù tạ. Thịt gà nạc được xé mỏng và thêm vào nước dùng. Chogyeguksu có sợi mì làm từ bột kiều mạch hoặc lúa mì, ngoài thịt gà còn có thể có thêm củ cải ngâm, dưa chuột ngâm. Hạt mè được đưa vào làm tăng thêm hương vị. Nước dùng có thể tùy biến thêm thịt bò, thịt lợn, cá và hương liệu, khác hẳn với nước dùng gà truyền thống của chogyetang.

Description: Muôn Vẻ Mỳ Lạnh Hàn Quốc - Ảnh 9Japchae


Sẽ là thiếu sót nếu điểm qua các món mì lạnh Hàn Quốc mà lại bỏ mất japchae. Hiểu nôm na, japchae là miến trộn gần giống với miến trộn ở Việt Nam. Nhưng bản thân món miến trộn xứ kim chi vẫn có vài thành phần đặc trưng tạo nên nét riêng biệt như: dầu mè, hạt vừng, đậu xanh, nấm hương, thịt bò… Japchae thường có màu nâu nhạt từ dầu mè, kết hợp rất đẹp mắt hài hòa với sắc đỏ của cà rốt, nâu đậm của nấm hương và nâu đỏ của thịt bò.

Milmyeon


Description: Muôn Vẻ Mỳ Lạnh Hàn Quốc - Ảnh 6
Milmyeon-mul

Milmyeon là mì lúa mì, cũng được phục vụ theo hai phong cách khác nhau như Naengmyeon. Chuyện kể rằng món mì được tạo ra trong thời gian chiến tranh Triều Tiên, do thiếu kiều mạch nên mì lúa mì từ viện trợ chiến tranh đã được sử dụng để tạo nên món mì.

Description: Muôn Vẻ Mỳ Lạnh Hàn Quốc - Ảnh 7

Milmyeon-bimbi

Makguksu

Trong tiếng hàn "Mak" nghĩa là vòng tròn, "guksu" nghĩa là mì. Tên gọi món ăn xuất phát từ cách thức trình bày, khi mì được cuốn thành một khối trụ tròn. Mì được làm từbột kiều mạch với nước sốt, ăn kèm kim chi thái lát, dưa chuột và lê Hàn Quốc. Món mì này không ăn kèm nước dùng.


Makguksu

Kongguksu

Tên gọi của món mì này nói lên đặc điểm của nước dùng mì. Nước mì được làm từ đậu nành xay nhuyễn và muối. Đây là món ăn chay tươi mát với hương vị tuyệt vời cho mùa hè. Mì thường được trang trí kèm dưa chuột, kim chi củ cải. Đôi khi cả nước dùng cũng được ướp lạnh và rắc thêm một chút vừng.

Jjolmyeon


Thêm một món mì lạnh được phục vụ theo phong cách bibim - trộn các nguyên liệu nhiều màu sắc hấp dẫn và không kèm nước dùng. Món mì rất dai, nước sốt có vị ngọt, thường ăn kèm giá đỗ, trứng luộc và dưa chuột xắt nhỏ.

Description: Muôn Vẻ Mỳ Lạnh Hàn Quốc - Ảnh 5Naeng-kalguksu

Naeng-kalguksu là dạng mì sợi dày hiếm hoi trong số các món mì lạnh. Naeng-kalguksu là phiên bản lạnh của mì Kalguksu. Sợi mì được làm từ bột mì, nước dùng làm từ xương gà, bột đậu nành và bí Hàn Quốc.

Description: Muôn Vẻ Mỳ Lạnh Hàn Quốc - Ảnh 8

Naeng-kalguksu

Jeangban guksu

Trong tiếng Hàn, jeangban là chiếc khay lớn, và guksu là mì. Đúng như tên gọi, jeangban là một đĩa mì lớn với đủ loại rau được xếp xung quanh. Vì hình thức này mà jeangban còn được gọi là lẩu mì. Rau dùng trong món jeangban đa dạng hương vị: chua, cay, ngọt, đắng,… giúp món chay này không bị nhạt nhẽo.

Description: Muôn Vẻ Mỳ Lạnh Hàn Quốc - Ảnh 11

Bên cạnh đó, nước sốt đậm đà từ ớt, dầu mè, dấm và đường trong từng sợi mì đã cân bằng hương vị cho “lẩu mì chay”, biến jeangban từ món ăn toàn rau thanh đạm trở nên đầy hấp dẫn.

>>> Khám Phá Du Lịch Hàn Quốc 2016

Hiển thị thêm danh sách tour »

Đăng ký nhận bản tin

Để nhận thông tin khuyến mại mới nhất.