H&M
H&M là tên viết tắt của Hennes & Mauritz, một công ty thời trang Thụy Điển. Người Thụy Điển sẽ không đọc ký tự & khi nhắc tới hãng H&M.
Trên thị trường quốc tế, H&M vẫn được gọi với cái tên thân thương /eit-en-em/.
ZARA
Zara có trụ sở chính ở Arteixo, Tây Ban Nha nên tại đô thị này, người ta đọc âm Z kèm theo âm D. Hiểu nôm na là giống như người Việt đọc chữ D mà bị thừa lưỡi vậy.
Còn tất nhiên, tiếng Anh quốc tế vẫn đọc Zara đơn giản chỉ là /za-ra/.
FOREVER21
Có trụ sở chính tại Mỹ, Forever 21 vẫn được người dân đọc theo tiếng Anh quốc tế là /fo-re-vuh twen-ti-woan/.
MANGO
Là công ty thời trang toàn cầu nên hãy tuân theo tiếng Anh quốc tế để đọc tên thương hiệu Mango.
Không phải đọc tách từng chữ cái ra đâu. Đọc liền nhé!
BERSHKA
Khi đọc tên hãng Bershka, âm R sẽ được đọc rõ ràng hơn một chút.
/bes-ska/ là cách đọc thông dụng trong tiếng Anh quốc tế.
STRADIVARIUS
Stradivarius: âm S được đọc tách rời thành /es/ và âm D đọc giống như người thừa lưỡi.
Người dân toàn cầu vẫn chỉ đọc Stradivarius là /stra-di-va-ri-os/.
UNIQLO
Uniqlo chính là viết tắt của unique clothing nhưng vì trong tiếng Nhật, không có âm ghép "CL" nên người ta đã đọc tách rời thành /ku-ro/.
Trên thị trường quốc tế, người ta vẫn chỉ đơn giản đọc là /uni-clo/.
NIKE
Bạn phát âm tên hãng đồ thể thao "Nike" như thế nào? Có phải nó đồng âm với từ "bike" /baɪk/ (xe đạp) trong tiếng Anh? Thật ra, cách đọc đúng phải là /ˈnaiki:/. Philip Knight, chủ tịch của hãng đã xác nhận cách phát âm đúng tên thương hiệu sau khi có hai người gửi thư yêu cầu ông cho biết cách đọc nào là đúng, "ni-ke" hay "nai-ki"và hãy trả lời cho "câu hỏi lớn không lời đáp" ấy.
Nhân đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách phát âm chuẩn xác của một số tên thương hiệu trên toàn thế giới mà xưa nay ti tỉ người đều đang nói nhầm.
HERMES
Hermès - "E-mez"
Thật thú vị khi tên một vị thần Hy Lạp được trở thành tên "hàng hiệu" thời trang và phụ kiện. Nhiều người sẽ tách từ này thành các âm tiết "her-mes" / hə - mis/, đại loại trong tiếng Việt tên vị thần sáng tạo ra đàn lia này sẽ được đọc là "hơ-mítx".
Không phải Héc-mẹc, Hơ-mẹc hay mặt mẹt gì hết, hãng thời trang Pháp sẽ khóc cạn nước mắt đấy. Nhãn hiệu này đọc đúng phải là "Air-mes" (e-mẹc-sờ nhá), âm H ở đây là âm câm.
Âm "e" được phát âm giống trong "dress" / dres, drɛs/, còn âm "s" thì phát âm giống "z": "Ermez"
Givenchy - "Gi-von-si"
Có phải bạn đang định đọc tên hãng mỹ phẩm Pháp này thành "given-chi"?
Đây mới là sự thật: Âm "g" được đọc là "gi", vần "en" được đọc thành "on", âm tiết "chi" được đọc nhẹ đi thành "shi", Ji-von-shee (ký âm tiếng Việt sẽ giống như "Gi-von-si").
Bạn sẽ thốt lên: "Ồ, sao biết hay vậy?" Có gì đâu, hãy cùng xem đoạn quảng cáo nước hoa cao cấp của của hãng:
Porsche - "pót-sơ"/"pót-trơ"
Nhiều người sẽ dễ đọc giống với từ "porch" (ngọn đuốc).
Có người sẽ đọc thành (Ký âm tiếng Việt: "pót-sơ", "pót-trơ").
Cách thứ hai là cách đúng, hãy cùng xem đoạn quảng cáo sau đây:
Adidas - "a-đi-đátx"/"ơ-đi-đợtz"
Chữ "i" sẽ được đọc là "i:" ("i dài") hay "i" (i ngắn), cách đọc đúng theo ký âm tiếng Việt có phải là"A-đi-đátx" hay không? Cuộc tranh cãi này đã nổ ra trong nhiều năm trời.
Còn bây giờ, xin mời bạn xem đoạn clip ngắn sau đây và phát âm thử cùng người hướng dẫn: /əˈdidəz/
Saucony - "sockəni:"
Lại là một thương hiệu đồ thể thao với một cái tên khó đọc. Cách đọc thường gặp là "sow-cone-ee" nhưng đây mới là cách đúng: "sock-a-nee".
Audi - "Au-đi"
Một hãng xe hơi trứ danh của Đức! Theo bạn, tên hãng này sẽ đọc là "Or-dee" ("O-đi") hay "Ow-dee" ("Ao-đi", "Au-đi")?
Moët et Chandon
Âm "t" trong Moët vẫn được phát âm như thường, và cách đọc đúng phải là "Mwet eh Shan-don" chứ không phải "Mway e Shan-don".
Rõ ràng có ai đó nói vậy vì cái tên Monsieur Moët bắt nguồn từ tiếng Đức. Tuy nhiên điều này lại không áp dụng cho tên hãng sâm-panh đình đám Veuve Clicquot, khoan hãy phát âm chữ "t" ở cuối.
Yves Saint Laurent - "I-vơ san lo-rờ"
Tên gọi của các thương hiệu thời trang cao cấp của Pháp luôn làm ta lúng túng. "Xử lý" ra sao với cái tên này? Hãy bỏ tất cả những chữ cái cuối trong mỗi từ, và ta sẽ được một cách đọc giống như "Eve san law-ron" (âm "n" đừng đọc mạnh quá, ký âm tiếng Việt nôm na là "I-vơ san lo-rờ"). Thế nhưng trên thực tế, bạn chỉ cần nói tắt "YSL" cho "đỡ mệt".
>> Có thể bạn quan tâm:
- Thiên đườn Mua sắm Châu Á
- Du lịch Malaysia mua sắm hàng hiệu giá rẻ
- Địa chỉ Mua sắm Hàn Quốc
Để nhận thông tin khuyến mại mới nhất.