Tại buổi làm việc, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn đã giới thiệu sơ lược với Đại sứ Shahab Ullah về lịch sử, chức năng của TCDL và ngành Du lịch Việt Nam (DLVN). DLVN ngày càng phát triển mạnh và có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Từ năm 2009 đến nay, DLVN đã phát triển gấp đôi trên tất cả các lĩnh vực, khách quốc tế, nội địa, tổng thu từ du lịch, cơ sở vật chất… Năm 2014, DLVN đón gần 8 triệu lượt khách quốc tế, 38 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch đạt khoảng 11 tỷ USD. Hiện DLVN có 365.000 phòng khách sạn và cơ sở lưu trú; đã hình thành các điểm đến, địa bàn du lịch trọng điểm trên cả nước như Hà Nội, Hạ Long, Tràng An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vũng Tàu, Đổng bằng sông Cửu Long… Các sản phẩm chính là du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch thành phố.
Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn tiếp và làm việc với Đại sứ Bangladesh Shahab Ullah
DLVN đang quan tâm đến thị trường Bangladesh trong chiến lược phát triển, vì dân số Bangladesh khá đông, lượng người thu nhập khá đang tăng lên, là điểm đến mới nổi, có nhiểu điểm tương đồng với Việt Nam, khoảng cách chỉ khoảng 2 giờ bay, nhiều hãng hành không của Việt Nam sẵn sàng mở đường bay kết nối với Bangladesh… Tổng cục trưởng đồng thời khẳng định đây là thời điểm để bắt đầu quan hệ hợp tác du lịch, tăng cường quan hệ, chuyển hóa thành kết quả thực tế, mang lại lợi ích cho hai bên; bày tỏ mong muốn Đại sứ Shahab Ullah làm cầu nối để thiết lập và tăng cường mối quan hệ hợp tác du lịch 2 nước.
Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với đoàn công tác của Đại sứ Shahab Ullah
Tổng cục trưởng đề xuất quan tâm tập trung một số vấn đề: Tăng cường trao đổi đoàn cán bộ, doanh nghiệp, báo chí; có cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin điểm đến 2 nước; thúc đẩy kết nối đường bay trực tiếp Việt Nam – Bangladesh; tăng cường đầu tư du lịch vào hai bên.
Trao đổi tại buổi làm việc, Đại sứ Shahab Ullah cho rằng việc kết nối hành không là điều kiện quan trọng trong hợp tác phái triển du lịch 2 nước; đồng thời đề xuất việc mở các đường bay nối tuyến sang Myanmar hoặc Singapore; dự thảo các văn bản ghi nhớ hợp tác, đơn giản hóa các thủ tục cấp thị thực. Đại sứ Shahab Ullah cũng cho rằng Bangladesh là một thị trường lớn, mới nổi và có sức thu hút hơn một số thị trường lớn khác đã mang tính bão hòa trong thời gian này, hai nước cần tăng cường hợp tác phát triển du lịch.
Nguồn: Phước Hà
Để nhận thông tin khuyến mại mới nhất.